GIỚI THIỆU VỀ KHỐI HƯỚNG NGHIỆP
 

Trường Chuyên Biệt Tư Thục Thanh Tâm đã được thành lập từ năm 1990, và cho đến nay, sau hơn 20 năm hoạt động Trường đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc Giáo dục, chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật với các dang: Khiếm thính, thiểu năng trí tuệ, bại não và tự kỷ.

Mỗi năm đều có khoảng  4 – 10 học sinh ra trường và hiện nay nhà trường đang có khoảng 20 thanh thiếu niên khuyết tật đã kết thúc chương trình học văn hoá và tương lai sẽ có nhiều em khác nữa, các em cần được định hướng nghề nghiệp để lập thân. Chính vì thế, từ năm 2010, khi chuyển qua cơ sở mới khang trang hơn, rộng rãi hơn trên diện tích đất 13.626 m2 tai 157b đường Phan Tứ , Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, nhà trường đã có một kế hoạch hướng nghiệp lâu dài để đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các thanh thiếu niên khuyết tật cũng như gia đình của họ.

Tháng 1 năm 2012, được sự hỗ trợ của Nhà nước Luxembourg thông qua Hội CSI (Christian Solidarity International), Trường Chuyên Biệt Tư Thục Thanh Tâm chính thức đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng KHỐI HƯỚNG NGHIỆP dành cho thanh thiếu niên khuyết tật với diện tích xây dựng là 1152m2 gồm tầng trệt với : phòng dạy làm bánh, phòng dạy làm mộc, phòng dạy làm vườn, phòng dạy thêu may;  tầng một  với : phòng dạy massage vật lý trị liệu, phòng dạy vẽ quảng cáo, phòng nội trú nữ và văn phòng với đầy đủ các trang thiết bị cho việc học và dạy nghề.  Dự kiến đến tháng 10/2012 sẽ đi vào hoạt động.

I. Mục đích của khối hướng nghiệp:

  • Tạo nên mô hình khép kín thực hiện can thiệp sớm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hòa nhập và hướng nghiệp cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật, hướng đến phát triển toàn diện, phát huy mọi tiềm năng của họ.
  • Xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và không phân biệt đối xử.
  • Nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên khuyết tật cả về học vấn, nghề nghiệp lẫn kỹ năng sống để họ có thể trở thành những cá nhân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, vươn lên tự lực trong cuộc sống dần dần hòa nhập cùng xã hội .
  • Tạo cơ hội thanh thiếu niên khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội và góp phần xây dựng đất nước một cách bình đẳng như những công dân khác.
  • Nâng cao nhận thức của xã hội về chương trình hướng nghiệp tạo nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật.

DANH SÁCH BAN QUẢN TRỊ KHỐI HƯỚNG NGHIỆP

 
 
TÊN
PHỤ TRÁCH
TRÌNH ĐỘ
1.
Sr. Anne Nguyễn Thị  Tuyết Lan
Hiệu Trưởng
Cử nhân khoa học ngành giáo dục đặc biệt
2.
Sr.Gertrude Nguyễn Thị Lựu
Kế toán
& Tài chính
Cử nhân cao đẳng ngành giáo dục đặc biệt
Trung cấp kế toán
3.
Sr.Therese Phạm Nguyễn Mai Thảo
Hành chính
& Thủ quỹ
Cử nhân  ngoại ngữ
Trung cấp kế toán
4.
Sr. Lucie Nguyễn Thị Nhựt
 
Hướng nghiệp
dạy nghề
Thạc Sĩ chuyên ngành Xã hội
5.
Sr.Anne Nguyễn Thị Huyền
 
Hướng nghiệp
dạy nghề
Đang học kế toán.
6.
Sr. Marthe Bùi Thị Bạch Yến
Tiếp thị
kinh doanh
Cử nhân khoa học ngành giáo dục đặc biệt
Quản Trị Kinh Doanh
7.
Cô Trương Thị Bích Thủy
Tiếp thị
kinh doanh
Quản Trị Kinh Doanh
8.
Cô Nguyễn Đỗ Thái An
Thư ký phụ trách kênh thông tin
Chuyên viên ngành thính học & can thiệp sớm
Quản Trị Kinh Doanh

DANH SÁCH GIÁO VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN HƯỚNG NGHIỆP

 

NGÀNH NGHỀ

PHỤ TRÁCH

TRÌNH ĐỘ

1.

VẼ QUẢNG CÁO -ĐỒ HỌA

Thi Bách Phúc

Kỹ sư công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa.

Đinh Thị Mỹ Hương

Thạc sĩ Mỹ Thuật

 

2.

LÀM BÁNH

Dương Văn Bình

Trần Văn Hòa

Tốt nghiệp Khóa làm bánh tại TTDN Hoa Sữa.HN, nhiều năm làm việc tại các Hotel Intercontinaantal.

3.

MASSAGE

Phạm Thị Nguyệt

Cử nhân y tế khoa vật lý trị liệu

Mai Thị Vân

Lương y chuyên sâu: Bấm huyệt, châm cứu, massage.

4.

MAY – THÊU

Đoàn Thị Mỹ Hạnh

Thợ may dân dụng

Hồ Thị Thúy

Thợ may lành nghề.

5.

LÀM VƯỜN VÀ MỘC

Hoàng Ngọc Tuấn

Kỹ sư lâm nghiệp

Quản Trị Kinh Doanh

Cử Nhân Ngoại Ngữ

Nguyễn Văn Định

Chuyên viên làm vườn

Trần Ngọc Dũng

Công nhân làm vườn

Phạm Thanh Bình

Cao Đẵng Kỹ Thuật sản xuất đồ gỗ

Trường Văn Khánh

Cao đẳng Tin Học

Hà Phước Thịnh

Thợ mộc dân dụng, lành nghề

II. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP TẠO NGHỀ CHO THANH THIẾU NIÊN KHUYẾT TẬT CỦA KHỐI HƯỚNG NGHIỆP:

1. NGHỀ LÀM BÁNH

  • Đối tượng có thể tham gia khoá học:

– Khiếm thính

– Chậm phát triển trí tuệ nhẹ

  • Số lượng học viên tiếp nhận trong từng khoá học:

– 15 học viên

  • Số lượng giảng viên ở từng khoá học:

– 1 giảng viên + 1 trợ giảng

  • Mục tiêu đào tạo:

– Giúp học viên có tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường

  • Tạo điều kiện để học viên:

– Có nhiều cơ hội thực tập thực tế

– Có nhiều cơ hội chọn lựa công việc sau khi hoàn thành các khoá học

  • Thời hạn đào tạo:

– Khoá học bánh mì cơ bản: 3 tháng

– Khoá học bánh ngọt cơ bản: 3 tháng
 

  • Địa điểm đào tạo cho phần lý thuyết và cho phần thực hành:

– Phòng dạy nghề làm bánh – Khối hướng nghiệp – Trường CBTT Thanh Tâm

  • Bằng cấp sẽ nhận được sau khi hoàn thành các khoá học:

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học cơ bản nghề làm bánh Châu Âu

  • Kiến thức, khả năng đạt được (skills) và triển vọng sau khi tốt nghiệp:

– Học sinh tốt nghiệp khoá học có tác phong chuyên nghiệp, có những hiểu biết về ngành nghề được đào tạo.

– Học sinh tốt nghiệp khoá học nếu đạt loại giỏi sẽ được giữ lại trường

– Giới thiệu các em  cho các khu resort, shop bánh để hoà nhập với xã hội bên ngoài.

  • Học phí: 400 000 VND

2. NGHỀ MASSAGE - VẬT LÝ TRỊ LIỆU

  • Đối tượng có thể tham gia khoá học:

– Khiếm thính

– Khiếm thị

– Khó khăn vận động nhẹ, hoặc chỉ khó khăn vận động ở hai chi dưới

  • Số lượng học viên tiếp nhận trong từng khoá học:

– 15 học viên

  • Số lượng giảng viên ở từng khoá học:

– 1 giảng viên + 2 trợ giảng + 2 cộng tác viên

  •  Mục tiêu đào tạo:

– Giúp học viên có tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường

  • Tạo điều kiện để học viên:

– Có nhiều cơ hội thực tập thực tế

– Có nhiều cơ hội chọn lựa công việc sau khi hoàn thành các khoá học

  • Thời hạn đào tạo:

– Khoá học cơ bản: 3 tháng

– Khoá học nâng cao: 3 tháng

  • Địa điểm đào tạo cho phần lý thuyết và cho phần thực hành:

– Phòng dạy nghề Massage & Vật lý trị liệu – Khối hướng nghiệp – Trường CBTT Thanh Tâm

  • Bằng cấp sẽ nhận được sau khi hoàn thành các khoá học:

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học Massage

  • Kiến thức, khả năng đạt được (skills) và triển vọng sau khi tốt nghiệp:

– Học sinh tốt nghiệp khoá học hiểu biết thêm về kiến thức y khoa và áp dụng thực hành kiến thức đã học qua việc sử dụng thành thạo các loại máy massage.

– Học sinh tốt nghiệp khoá học có thể thực hành nghề cách độc lập.

– Nếu đạt loại giỏi sẽ được giữ lại trường.

– Thực hành dịch vụ tại trường và được giới thiệu làm việc tại các địa điểm ở bên ngoài.

  • Học phí: 400 000 VND

3. NGHỀ MỸ THUẬT, QUẢNG CÁO

  • Đối tượng có thể tham gia khoá học:

– Khiếm thính

– Khó khăn vận động nhẹ, hoặc chỉ khó khăn vận động ở hai chi dưới

  • Số lượng học viên tiếp nhận trong từng khoá học:

– 15 học viên

  • Số lượng giảng viên ở từng khoá học:

– 1 giảng viên + 1 trợ giảng

  • Mục tiêu đào tạo:

– Giúp học viên có tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường

  • Tạo điều kiện để học viên:

– Có nhiều cơ hội thực tập thực tế

– Có nhiều cơ hội chọn lựa công việc sau khi hoàn thành các khoá học

  • Thời hạn đào tạo:

– Khoá học cơ bản: 3 tháng

– Khoá học nâng cao: 3 tháng

  • Địa điểm đào tạo cho phần lý thuyết và cho phần thực hành:

– Phòng dạy nghề mỹ thuật quảng cáo – Khối hướng nghiệp – Trường CBTT Thanh Tâm

  • Bằng cấp sẽ nhận được sau khi hoàn thành các khoá học:

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học chuyên ngành mỹ thuật quảng cáo.

  • Kiến thức, khả năng đạt được (skills) và triển vọng sau khi tốt nghiệp:

– Học sinh tốt nghiệp khoá học nghề thiết kế đồ hoạ: vẽ đồ hoạ tại công ty quảng cáo, hướng dẫn cho trẻ khuyết tật khác tại trường.

– Học sinh tốt nghiệp khoá học nghề phục hồi ảnh: làm việc minilab.

  • Học phí: 400 000 VND

4. NGHỀ MAY - THÊU

  • Đối tượng có thể tham gia khoá học:

– Khiếm thính

– Chậm phát triển trí tuệ nhẹ

  • Số lượng học viên tiếp nhận trong từng khoá học:

– 15 học viên

  • Số lượng giảng viên ở từng khoá học:

– 2 giảng viên + 2 trợ giảng + 2 cộng tác viên

  • Mục tiêu đào tạo:

– Giúp học viên có tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường

  • Tạo điều kiện để học viên:

– Có nhiều cơ hội thực tập thực tế

– Có nhiều cơ hội chọn lựa công việc sau khi hoàn thành các khoá học

  • Thời hạn đào tạo:

– Khoá học cơ bản: 6 tháng

– Khoá học nâng cao: 6 tháng

  • Địa điểm đào tạo cho phần lý thuyết và cho phần thực hành:

– Phòng dạy nghề may & thêu – Khối hướng nghiệp – Trường CBTT Thanh Tâm

  • Bằng cấp sẽ nhận được sau khi hoàn thành các khoá học:

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học may cơ bản

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học kỹ thuật cắt may cơ bản

  • Kiến thức, khả năng đạt được (skills) và triển vọng sau khi tốt nghiệp ( tuỳ từng khoá học mà học viên có thể tham gia vào các hình thức sau ):

– Học sinh tốt nghiệp khoá học có thể ở lại làm việc tại trường.

– Học sinh tốt nghiệp khoá học có thể may gia công cho các công ty may mặc

– Có thể tiếp tục học các khoá nâng cao về kỹ thuật cắt may.

  • Học phí: 400 000 VND

5. NGHỀ MỘC VÀ LÀM VƯỜN

  • Đối tượng có thể tham gia khoá học:

– Khiếm thính

– Chậm phát triển trí tuệ nhẹ

– Khó khăn vận động nhẹ, hoặc chỉ khó khăn vận động ở hai chi dưới

  • Số lượng học viên tiếp nhận trong từng khoá học:

– 15 học viên

  • Số lượng giảng viên ở từng khoá học:

– 2 giảng viên + 2 trợ giảng + 2 cộng tác viên

  • Mục tiêu đào tạo:

– Giúp học viên có tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường

  • Tạo điều kiện để học viên:

– Có nhiều cơ hội thực tập thực tế

– Có nhiều cơ hội chọn lựa công việc sau khi hoàn thành các khoá học

  • Thời hạn đào tạo:

– Khoá học cơ bản: 3 tháng

– Khoá học nâng cao: 3 tháng

  • Địa điểm đào tạo cho phần lý thuyết và cho phần thực hành:

– Phòng dạy nghề mộc & làm vườn – Khối hướng nghiệp – Trường CBTT Thanh Tâm

  • Bằng cấp sẽ nhận được sau khi hoàn thành các khoá học:

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học kỹ thuật làm mộc cơ bản

– Chứng chỉ nghề đã hoàn thành khoá học kỹ thuật làm vườn cơ bản

  • Kiến thức, khả năng đạt được (skills) và triển vọng sau khi tốt nghiệp:

– Học sinh tốt nghiệp khoá học nghề mộc: có kỹ năng cơ bản làm nghề mộc

– Học sinh tốt nghiệp khoá học làm vườn: có kỹ năng làm vườn

– Có thể làm việc tại trường hoặc cung cấp dịch vụ cho các điểm du lịch, resort,…

  • Học phí: 400 000 VND

III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA KHỐI HƯỚNG NGHIỆP

Mục tiêu phát triển khối hướng nghiệp: xây dựng và phát triển cơ sở dạy nghề bán hòa nhập dành riêng cho thanh thiếu niên khuyết tật, thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người khuyết tật.

  • Mục tiêu 1: Hoàn thiện chương trình phát triển nghề toàn diện lấy học viên làm trung tâm; công khai và minh bạch tiến trình tuyển sinh đầu vào và tốt nghiệp khóa học; chất lượng đào tạo được chú trọng nhằm giúp học viên có tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  • Mục tiêu 2: Kiện toàn và tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc học tập nghiên cứu của giáo viên về công tác hướng nghiệp cũng như nghiệp vụ sư phạm.
  • Mục tiêu 3: Phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng học nghề, xưởng thực hành để luôn đảm bảo chất lượng đào tạo tốt nhất, học viên có cơ hội tiếp cận trang thiết bị hiện đại, thực hành trong môi trường thân thiện để có thể làm việc hiệu quả sau này.
  • Mục tiêu 4: Mở rộng quan hệ và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, với các trung tâm hướng nghiệp khác để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu hướng nghiệp của xã hội hiện tại. Qua đó tạo điều kiện để học viên có nhiều cơ hội thực tập thực tế, nhiều cơ hội chọn lựa công việc sau khi hoàn thành các khóa học.

Sự phát triển chung của khối hướng nghiệp là một trong những hoạt động ưu tiên có định hướng của nhà trường. Để thực hiện điều này, tất cả giáo viên và cộng tác viên trong mỗi bộ môn hướng nghiệp cộng tác và làm việc với nhau tích cực và có hiệu quả. Đồng thời rất cần sự hỗ trợ lãnh đạo nhà trường và các doanh nghiệp đỡ đầu, các cá nhân, ân nhân trong và ngoài nước tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện để khối hướng nghiệp liên tục phát triển.   

“Khối hướng nghiệp của Trường Chuyên Biệt Thanh Tâm luôn chào đón tất cả các bạn khuyết tật có nhu cầu muốn học nghề, tìm việc làm và hoà nhập cộng đồng.”